|
挪威瓷畫藝術家 - 洪德青《Vẻ Đẹp của Na Uy Truyền Cảm Hứng Cho Một Họa Sĩ Theo Đuổi Nghệ Thuật và Đam Mê》
Một cuộc phỏng vấn với họa sĩ Hồng Đức Thanh.
H: Xin cho biết vài chi tiết về bạn(tên,gia đình và ngành chuyên nghiệp)
T: Tôi tên là Hồng Đức Thanh. Bút hiệu 米川. 1 vợ và 3 con, 2 trai 1 gái.
H: Bạn đã là học sinh trường Dục Đức trong năm nào? Vào năm 1975, bạn học lớp nào?
T: Tôi học lớp 9 Trường Dục Đức vào năm 1975
H: Xin cho biết vị thầy,cô nào bạn kính trọng nhấtvà người đã dạy môn nào cho bạn?
T: Là thầy Phan Cảnh Minh (潘景明), thầy chủ nhiệm. Thầy là người thầy đã từng đến nhà kêu Thanh đi học lại. Và củng là thầy đã từng thấy được sáng tác của mình lúc còn nhỏ.
H: Bạn có thể cho biết tên những người bạn Dục Đức của bạn? Bạn còn liên lạc thường với họ hay không?
T: Là học chung với Phạm Cao Bình (范高平), Lương Đức Minh (梁德明), Trần Kỳ Vỏ (陳奇武), Lưu Chí Minh (劉志明), Trang Hớn Anh (莊漢英), Hồ Căn (胡炳根), Hà Bích Phụng (何碧鳳), Trần Ái Mỹ (陳愛美).
H: Trong thời gian học ở trường Dục Đức, bạn đã tham gia những môn hoạt động nào ? (Thí vụ như, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật).
T: Đánh bống rổ.
H: Những kỷ niệm nào đáng nhớ nhất mà bạn có thể chia sẻ?
T: Năm 1975, vui nhứt là chiều lên sân thượng của trường tán dóc. Hoặc là đạp xe đạp lên rẩy nhà 我 ăn khoai mì.
H: Xin cho biết ngành nghệ thuật của bạn là gì? Vì sao bạn lại chọn ngành này?
T: Tôi tự tìm học nghành về tranh sứ, porcelain painting, vào năm 1978. Và đến năm 1983 thì được trường Folk University (Folkuniversitetet) của Na Uy nhận làm giản viên nghành về tranh sứ.
H: Khi nào bạn bắt đầu có cảm hứng về nghệ thuật?Bạn đã trong ngành này bao lâu rồi?
T: Khi từ lúc còn nhỏ đã rất thích về nghệ thuật. Không thích học mà chỉ thích sáng tác nhửng cái lồng đèn đặc biệt, và củng đã được nhận giải thưởng thành phố Biên Hòa và Trung Thu năm 1975. Khi sang Na Uy vào năm 1978 vì truyền thống xa hội Á Đông người mình, nên phải theo học nghành kỷ sư thiết kế cơ khí. Nhưng đến năm tốt nghiệp thì cảm thấy nó không có thích hợp cá tánh của mình. Và được sự cổ vủ khuyến khích của bạn gái (nay là vợ tôi) nên quyết định bỏ nghề cơ khí, đi làm cái nghề mà mình thích.
H: Phần đông gia đình Á Đông, nhất là những gia đình người Hoa đều mong con em của họ theo ngành kỷ sư, kế toán, vậy khi bạn chọn ngành nghệ thuật, lúc đó phản ứng của cha mẹ bạn ra sao?
T: Tôi vượt biên vào năm 1978 lúc đó tôi 20 tuổi. Vì ở bên Na Uy, nên tôi không bị ảnh hưởng của gia đình. Tôi chọn nghành cơ khí là vì nghỉ đến sinh kế.
H: Bạn có thể giới thiệu hoặc trình bày một tác phẩm nào mà bạn cảm thấy hài lòng nhất trong mọi sáng tác của bạn? Vì sao tác phẩm đó lại đặc biệt đối với bạn?
T: Cho đến nay tôi đã vẽ tranh sứ được gần 40 năm nhưng tôi vẫn thấy mình còn rất nhiều thiếu xót phải học hỏi thêm nên chưa có tác phẩm nào tôi vừa ý cả. Vì tôi cần phải cố gắng làm cho được cảnh giới: Vô niệm sinh ý, tùy ý khai bút.
H: Khi sáng tác,bạn thu góp cảm hứng từ đâu?
T: Cảm xúc xuất phát từ ý niệm và hoàn cảnh chung quanh.
H: Xin cho biết toàn bộ về quá trình sáng tác, từ ý niệm đến đồ soạn bản kiểm và cho tới khi sản phẩm được hoàn tất.
T: Cho đến nay tôi chưa từng soạn thảo màu hoặc là soạn đề tài trước. Tôi chỉ vẽ khi tôi thích vẽ. Khi tôi không thích vẽ, vẽ cũng không được
H: Làm sao tìm được những nghệ thuật và tác phẩm của bạn? Bạn có từng mở triển lảm nghệ thuật này không? khi nào, bao lâu vàđịa điểm?
T: Những tác phẩm của tôi rất ít bán ra cho thị trường. Mà chỉ có một số người sưu tầm mua lén ở các nước như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ , Tân Gia Ba, Việt Nam, Ý, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Hòa Lan, Ba Tây, v.v.
H: Bạn có thuyết trình hoặc giảng dạy không? Nếu có thì bạn có thể cho biết nhửng địa điểm đó?
T: Tôi đã từng là giảng viên tại Folkeruniversitete ở nước Na Uy từ năm 1983 đến năm 2013. Tôi đã dự đại hội triển lãm quốc tế và biểu diễn tại nước Mỹ và nước Thái Lan. Đã đến thành phố Milano, nước Ý dự đại hội triển lãm quốc tế và được giải danh dự nhiều lần. Đã đến thành phố Sao Paulo, nước Ba Tây dự đại hội quốc tế và đạt được hạng nhất giải nghệ thuật. Ngoài ra, tôi cũng đã giảng dạy và biểu diễn nhiều lần tại các nước như Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, và Tân Gia Ba. Đã đến Hồng Kông dự đại hội quốc tế nhiều lần và đứng giải trợ giám khảo. Đã đến Đài Loan triển lãm nhiền lần và là người đầu tiên sáng tác về rèn sứ mỏng nhứt thế giới. Đã đến Quảng Châu, Trung Quốc, khách mời danh dự kỷ niệm 195 năm Lĩnh Nam Phái tái thắp hương diện và biểu diễn tại chổ. Đã đến tham quan và dự đại hội quốc tế và đại diện cho Lỉnh Nam Phái Hồng Kông: 香港嶺南派 biểu diễn Mạc cọ bút pháp.
H: Tại Hoa Kỳ, mặt tài chính có phần hạn hẹp, khiến hầu hết các trường học đều bị cắt giảm kinh phí trong nhửng bộ môn học nghệ thuật. Bạn nghỉ sao về vấn đề này? Riêng ở Na-Uy môn nghệ thuật có chiều hướng khá hơn không? Như thế nào?
T: Ở Na Uy củng đầy kẻ từ khi đảng cảnh hửu lên lảnh đạo thì củng cắt giảm trợ giúp về nghệ thuật.
H: Ngoài việc sáng tác nghệ phẩm chuyên môn của bạn, bạn có nhửng sở thích nào khác?
T: Làm mộc xây, kiến trúc xây nhà. Hiện đang tự sửa chữa một căn nhà trên 100 năm để làm nhà tiếp khách.
H: Với nhửng học sinh, hay con em học sinh của trường Dục Đức, nếu muốn làm một họa sĩ (hay nghệ sỹ) Bạn có góp ý hay lời khuyên gì?
T: Nếu tất cả đều làm bác sĩ thì ai sẽ làm bệnh nhân? Nếu tất cả làm kỹ sư thì ai sẽ là thợ xây dựng? Ý tôi muốn nói, nếu con em mình có sở thích gì thì mình nên ủng hộ theo ý của nó và nên quý trọng cái nghề mà con mình đã chọn. Nếu làm được cái nghề mình yêu thích thì cuộc sống hằng ngày sẽ thật là tươi sáng và hạnh phúc.
H: Nếu bạn muốn sáng tác một tác phẩm về phong cảnh của Việt Nam, cảnh đó là đâu?
T: Ước gì có được cơ hội về Đồng Tháp Mười vào mùa sen nở để nghiên cứu thể vẽ loài hoa này.
H: Xin cho biết,một tiêu biểu nhất mà bạn đả được học từ trường Dục Đức, đó cũng là một đóng góp hoặc ảnh hưởng lớn nhấtcho sựnghiệpcủa bạn?
T: Tôi còn nhớ thầy Phan Cảnh Minh đã đến nhà tôi xem tôi làm cái lồng đèn con rồng dài 4m, mà cũng vì lo làm nó mà tôi bỏ trường học.
H: Na-Uy có gì đặt biệt nhất mà tất cả các bạn khác nên biết?
T: Na Uy là một nước ở cực bắc. Nó lạnh khủng khiếp nhưng lòng người thì rất là ấm cúng. Người Na Uy rất là thuần túy, họ sống thật là tự nhiên, không màu mè. Quang cảnh ở Bắc Cực Quang là, ngày không đêm vào mùa hè, thiên nhiên và khí hậu trong lành.
Người phỏng vấn: Laura Tran
Viết thư cho Hồng Đức Thanh, xin nhấn vào ĐÂY.
Copyright © 2008-2019 www.ducducbienhoa.com. All Rights Reserved.
|